Lại nói Diệu Thiện và Huyền Đỉnh bày biện đàn đúng như Kinh Tâm yêu cầu, bên trên là bàn thờ bày hương hoa ngũ quả, đèn nến giấy mã đầy đủ, giữa bàn là một bát hương, phía sau bát hương là một chiếc chuông nhỏ, bên tả là một chiếc đĩa, trong gắn một lá Bùa, trên Bùa ghi dấu chú Thiên Gia – Kinh Tâm - Phong ấn – Ý - Bức - Ngọc Nương, bên cạnh nữa đặt một thanh kiếm trắng, trên kiếm ghi chữ hán tự “Thoải Phủ Chí Nam Việt, bên dưới là tọa ngồi, xung quanh cắm tám đèn giới rơi vào tám hướng, đặt ở các vị trí nến giữ hồn, các tọa ngồi bày các vị trí, hướng Đạo Đồng Tâm Bát Tự, Trùng Đạo, Thiên Sinh Đạo, Hầu Tướng, Dẫn Nhập, nến Giữ Hồn, Nhu Lình Thiên, Hậu Hướng Đạo.

Bấy giờ Kinh Tâm đưa tay lên đầu rút cây trâm cài ra, cắm vào bát hương lớn giữa đàn, đoạn ngồi về vị trí hướng Đạo Đồng Tâm Bát Tự, miệng niệm chú mà khấn.

(Hướng Đạo Đồng Tâm Bát Tự: là vị trí trung tâm của lễ đàn tràng, dành cho người duy trì nghi lễ, *Trùng Đạo: là vị trí đối diện với hướng Đạo Đồng Tâm Bát Tự, dành cho tác nhân của nghi lễ ngồi vào, *Thiên Sinh Đạo: vị trí dành cho yếu nhân, Vong Hồn duy trì thuật dẫn, *Hầu Tướng: vị trí cho tướng m Hầu, *Dẫn Nhập: vị trí thủ hộ, phòng vệ, thoát ly, dị ảnh, vị trí này quan trọng, đặt lên cho các Vong Hồn tiếp vào các nghi lễ cúng tế, hiến hồn, chỉ xuất hiện trong các nghi lễ về hồn có Thiên nhân giữ vào trùng đạo, người ngồi ở hướng đạo đồng tâm bát tự phải có Căn Số U Ẩn mới xếp được vị trí dẫn nhập cho binh tướng, nếu căn số không đủ thì binh tướng sẽ thoát ra ngoài từ vị trí dẫn nhập này. Nến Giữ Hồn: nơi đây để tám đèn hoặc nến nhằm giữ cho thức của người ở vị trí gia chủ của đàn và người ở vị trí hướng đạo được bình an, Nhu Lình Thiên: là nơi đặt các vật dẫn trong nghi lễ nhưng không phải Vong Linh thường.Hậu Hướng Đạo: vị trí giữ hồn người chủ trì lễ tế, nếu vị trí này bị xâm phạm lễ tế đàn sẽ hỏng. Pháp sư thông thường bố trí vị trí này sau vị trí hướng Đạo Bát Tự Đồng Tâm, nên gọi là Hậu Hướng Đạo. Pháp sư cao tay thường bố trí vị trí này trùng với bát hương trên hương án, để lợi dụng sức của hồn cho giữ lấy lửa trên hương án.)

Bấy giờ Huyền Đỉnh dâng hai lá Bùa lên cho Ngọc Mẫu, Mẫu liền niệm chú giải vào đó, lập tức từ trong Bùa xuất ra hai hồn tướng, một là ngọn lửa cháy đỏ bừng bừng, chính là Hỏa thiên Di Quỷ chấp chính của Vu Sơn, bóng hồn còn lại hiện ra là một bà già có khuôn mặt méo mó, mũi chảy dài xuống cằm, con mắt lồi ra khỏi tròng mắt, đó chính là Lý Thị Quỷ của Vu sơn.

Bấy giờ Hỏa Thiên Di nhìn thấy Kinh Tâm trong lòng không được vui, Huyền Đỉnh biết được nguyên do là do mối thù cũ, liền nói với Quỷ: